Nhờ Newton chúng ta đều biết: giữa hai vật luôn có lực hấp dẫn. Lực này tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Một quả táo rơi, thật ra là do trái đất hút quả táo. Tất nhiên những vật xung quanh cũng tác dụng lực lên quả táo, nhưng vì khối lượng của các vật này rất nhỏ so với trái đất nên quả táo rơi xuống đất, chứ không rơi sang trái, sang phải, rơi lên trời. Nay bút không rơi xuống đất mà lại rơi vào mắt học sinh; ta suy ra: học sinh nặng hơn cả trái đất. Có thể nói không ngoa học sinh này là một dạng lỗ đen vũ trụ. Nên giam học sinh lại để nghiên cứu.
Dân Trí — Giáo viên “rơi bút”, học sinh mù mắt
·Nhờ Newton chúng ta đều biết: giữa hai vật luôn có lực hấp dẫn. Lực này tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Một quả táo rơi, thật ra là do trái đất hút quả táo. Tất nhiên những vật xung quanh cũng tác dụng lực lên quả táo, nhưng vì khối lượng của các vật này rất nhỏ so với trái đất nên quả táo rơi xuống đất, chứ không rơi sang trái, sang phải, rơi lên trời. Nay bút không rơi xuống đất mà lại rơi vào mắt học sinh; ta suy ra: học sinh nặng hơn cả trái đất. Có thể nói không ngoa học sinh này là một dạng lỗ đen vũ trụ. Nên giam học sinh lại để nghiên cứu.